Smiley face

Ads Menu

Cận cảnh quá trình khổ luyện của nữ sinh trường Múa Việt

quá trình khổ luyện của nữ sinh

Theo nghiệp múa có tuổi nghề ngắn nhưng phải tập luyện khổ cực, kiêng khem nhiều năm.Nhưng, không vì thế mà các em nản lòng, một lòng gắn bó ngay từ khi bước chân vào trường.

Quang cảnh lớp tập múa tại trường Cao đẳng múa Việt Nam (Mai Dịch, Hà Nội). Đây là các sinh viên năm thứ 3 lớp Cao đẳng liên thông (khóa 1) hệ 6,5 năm. Hàng ngày các thành viên tập chuyên môn múa vào buổi sáng và học văn hóa buổi chiều.

Nguyễn Thị Bích Hạnh (sinh năm 2000), cách đây 3 năm em rời Quảng Bình ra Hà Nội để theo đuổi nghiệp diễn viên múa mà em mơ ước bấy lâu. Em cho biết, do có năng khiếu nên được gia đình động viên và Hạnh đã quyết định theo đuổi dù biết sẽ phải khổ công tập luyện.

Ở ký túc xá tại trường xa nhà nên các học viên phải tự chăm sóc cho bản thân. Các em đang ở độ tuổi mới lớn có nhiều khó khăn, vất vả. Phần lớn phải tự ý thức được và cố gắng cho bản thân. Với chuyên môn thì đang ở năm tập luyện thứ 3 đòi hỏi sự chau chuốt, chính xác trong các động tác đòi hỏi tính kỹ thuật cao.

Theo giảng viên Lưu Thu Lan (diễn viên nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam) để đạt được độ mềm dẻo của cơ thể trong bộ môn múa quãng thời gian đầu là vất vả nhất.

Nữ sinh Đỗ Minh Anh (ảnh) là một trong nhiều học viên luôn được cô giáo chăm chút từng li từng tí mỗi ngày dù đã được đánh giá là khá tốt. Ở môn ballet, các động tác khó chủ yếu là giữ thăng bằng chân, độ thẳng của chân và tròn của cánh tay.

Để rèn luyện các động tác mà người bình thường không làm được đỏi hòi sự cố gắng thậm chí phải chịu đau đớn khi co hoặc gập người. Một học viên múa muốn đạt được thành quả tốt trong học tập thì đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ, mềm dẻo và chính xác.

Chất lượng đầu vào khi tuyển chủ yếu là cần năng khiếu và sự đam mê, yêu cầu cũng không quá cao. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên cũng phải vất vả để uốn nắn từng động tác, cử chỉ nhỏ.

Cô giáo Lan cho biết, ở nước ngoài, điều kiện tiếp cận về nghệ thuật âm nhạc và múa thuận lợi, vóc dáng của các học viên múa đồng đều, cao ráo dễ dàng cho việc phát triển chuyên ngành múa ballet. Ở Việt Nam, nhiều học viên có thân hình thô, chân tay nhiều bạn không thật sự thẳng nên khi bước vào trường, các bạn sẽ phải cực kì cố gắng rèn luyện, thậm chí phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để đạt được vóc dáng yêu cầu của một diễn viên múa chuyên nghiệp.

Trong quá trình hơn 6 năm theo học tại đây, các em sẽ lần lượt được học các chuyên ngành ballet, tính cách, dân gian, múa đôi, cổ điển Việt Nam và múa hiện đại. Trong đó theo giảng viên, NSƯT Pham Hồng Hải, ballet có những đặc trưng riêng và đòi hỏi các yêu cầu kĩ thuật khá cao mà từ lâu ta đã áp dụng giáo trình từ nước Nga.

Khó khăn về tài liệu bộ môn ballet, về vóc dáng của học viên do vậy việc dạy và học của cô trò khá linh hoạt và sáng tạo để phù hợp.

Yêu cầu về luyện tập của các bạn nữ vất vả và khó khăn hơn các bạn nam cùng khóa, nhiều bài tập với cường độ rèn luyện cao để cho các diễn viên múa tương lai đạt được sự chỉnh chu, chính xác khi các bài học được nâng cao dần lên.

Ngoài tập trong giờ học chính mà sau giờ học văn hóa buổi chiều và khi trở về kí túc xá các bạn cũng phải tranh thủ tập thêm theo các bài tập bổ sung mà cô giáo giao cho. Sinh viên năm thứ 2 lớp kịch múa (KII) Nguyễn Việt Trà cho biết, không có ti vi xem nên sau giờ ăn cơm tối các bạn cùng lớp lại quây quần trò chuyện và giúp nhau ôn luyện các bài tập bổ sung ngay trong phòng.

Xác định theo nghiệp này ngoài có năng khiếu, sức khỏe thì các bạn cần phải có lòng đam mê, tư duy tiết mục, khổ luyện liên tục để đạt được các tố chất của người diễn viên múa. Chỉ cần ngưng tập một thời gian cơ thể của các diễn viên sẽ bị lỏng lẻo, không đạt sự chuẩn xác của tiết mục. Theo nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng nhà trường, nghề diễn viên múa có tuổi nghề ngắn, khó khăn vất vả, thu nhập không cao như các bộ môn nghệ thuật khác. "Các diễn viên múa ngoài luyện tập liên tục còn phải kiêng khem trong ăn uống để giữ vóc dáng. Do đó quá trình hơn 6 năm học tập tại đây các bạn sẽ phải nỗ lực phấn đấu để trở thành những diễn viên múa chuyên nghiệp trong tương lai", thầy Quang nói.



Hiện nay tham gia giảng dạy bộ môn ballet tại trường còn có "Hoàng tử" Cao Chí Thành, anh từng giành giải tư ballet tại Helsinki (Phần Lan) năm 2005, đây là một trong 4 cuộc thi danh tiếng nhất thế giới.

Danh mục : giới trẻ
0 Comment "Cận cảnh quá trình khổ luyện của nữ sinh trường Múa Việt"

Back To Top